Cúng rằm tháng 7 và những điều bạn nên biết

Rằm tháng 7 là ngày lễ quan trọng theo tín ngưỡng và văn hóa tâm linh của người Việt. Đó là ngày mở cửa ngục, ngày xá tội vong nhân nên mỗi gia đình đều chuẩn bị lễ cúng đầy đủ và chu đáo. Đồng thời đây cũng là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với đấng sinh thành, ông bà, tổ tiên. 

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Theo Phật Giáo, nguồn gốc của ngày rằm tháng 7 bắt nguồn từ sự tích Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Mẹ của Mục Kiền Liên là người sống xa hoa, tham lam và độc ác, cho nên sau khi qua đời đã bị đày đọa, đói khát ở địa ngục.

Đức Phật nói với Mục Kiền Liên, nếu muốn cứu mẹ thì ngày 15 tháng 7 âm lịch, tức là ngày Tự Tứ của chư tăng phải mời tất cả các nhà sư lại và sắm sửa đồ lễ. Cậu phải làm lễ cúng dường Tam Bảo để lấy phước cứu mẹ. Kể từ đó, ngày 15/7 âm lịch (tức ngày rằm tháng 7) trở thành ngày tri ân, báo hiếu trong Phật Giáo và được gọi là Lễ Vu Lan. Ý nghĩa ngày lễ không chỉ nhắc nhở việc báo hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ mà còn hướng về cội nguồn để tỏ lòng thành kính biết ơn. 

Còn theo quan niệm dân gian, rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân, còn gọi là lễ cúng cô hồn. Lễ cúng này bắt nguồn từ Trung Quốc, về sau lan rộng đến các nước châu Á và đã trở thành ngày lễ lớn trong văn hóa tâm linh của người Việt. 

Vào ngày này, cõi thiên đàng, địa ngục và cõi người sống mở cửa. Diêm Vương sẽ mở cửa ngục, ân xá cho những vong linh không nhà không cửa được trở về trần gian. Đó là những vong hồn bị chết oan, chết bất đắc kỳ tử hay chết mà không có người thân thờ cúng,..Họ sẽ được lên dương thế để thọ hưởng sự cúng tế, nhận đồ thế chấp của người ở dương gian cũng như tìm người thế mạng. 

Vì vậy, vào ngày rằm tháng 7 người trần gian sẽ làm lễ cúng Cô Hồn. Họ sẽ bày các vật phẩm, đồ ăn thức uống, vàng mã, hình nộm để cúng cô hồn. Trước là để cho cô hồn được thụ lộc ăn uống, sau là mong cô hồn không làm hại mình. Các tín đồ Đạo giáo và Phật giáo cũng thực hiện các nghi lễ để chuyển hóa và giải oan khổ cho người đã khuất. 

Thông thường, lễ cúng này sẽ được tổ chức vào buổi chiều tối hoặc ban đêm, bởi người ta tin rằng hồn ma sẽ thoát khỏi địa ngục lúc mặt trời lặn. Gia chủ, các nhà sư và thầy cúng thường ném gạo và những thức ăn nhỏ khác vào không khí theo mọi hướng để phân phát cho các hồn ma. 

Tại Việt Nam, lễ cúng rằm tháng 7 thường được cúng ở Chùa trước rồi mới cúng tại gia. Lễ cúng này thường được làm vào ban ngày. Nhiều gia đình có mâm cơm cúng trước nhà để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi là cúng thí thực (tặng thức ăn). 

Có thể bạn quan tâm: xem ngày tốt tháng 8 năm 2022 đầy đủ chi tiết

Rằm tháng 7/2022 vào ngày nào?

Ngày rằm tháng 7/2022 vào thứ Sáu, tức là ngày 12 tháng 8 dương lịch. Tuy nhiên, người dân có thể cúng dường từ ngày mùng 2/7 - 14/7 âm lịch, tức từ thứ hai (30/7 dương lịch) đến thứ bảy (11/8 dương lịch). Tùy vào điều kiện của gia đình để chọn ngày cúng, quan trọng là gia chủ phải thành tâm và thể hiện sự cảm tạ chân thành của mình tới trời Phật, thần linh và tổ tiên.  

Mâm cúng rằm tháng 7

Tùy văn hóa từng gia đình có thể cúng chay hoặc cúng mặn:

  • Mâm cúng chay gồm: xôi trắng (xôi đỗ xanh, xôi gấc, xôi hạt sen,...) nem chay, giò hoặc chả chay, canh nấm (canh bóng, canh rau củ,...) cải thìa xào nấm, đậu hũ non xào nấm hương,..

  • Mâm cúng mặn gồm: gà trống luộc, xôi ruốc, giò lụa, chả giò, miến gà, canh sườn bí (hoặc canh miến mọc), thịt bò xào, tôm hấp sả,...

Các gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa và chế biến phù hợp với khẩu vị. Ngoài ra, để mâm cúng đầy đủ và chu đáo gia chủ cần chuẩn bị thêm hoa tươi, mâm ngũ quả, tiền vàng, nến thắp. Gia chủ nên chọn các loại hoa thanh khiết như hoa sen, hoa huệ, hoa ngâu, hoa mẫu đơn,...tránh dùng hoa tạp hay hoa dại. Với mâm ngũ quả thì có thể tùy chọn các loại trái cây theo mùa. 

Xem thêm: Ngày tốt xấu năm 2022 để tiến hành đại sự, giúp mọi việc thuận lợi suôn sẻ

Văn cúng rằm tháng 7 

Cúng rằm tháng 7 trong nhà khác gì với cúng rằm tháng 7 ngoài trời

Lễ cúng rằm tháng 7 trong nhà còn gọi là cúng thần linh và gia tiên sẽ là mâm cúng mặn. Khác với cúng ngoài trời (còn gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hồn) là cúng chay. Lễ cúng này để bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa. 

Lễ cúng Cô Hồn thường có gạo muối, cháo trắng, trái cây, bánh kẹo, bỏng ngô, quần áo chúng sinh, tiền vàng, nước, nhang, nến,...Quan niệm cho rằng lễ cúng này không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham, sân, si với những vong hồn nơi địa ngục khiến họ càng khó siêu sinh. 

Lễ cúng chúng sinh được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà. Gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện là rải lòng thương với các cô hồn, vong linh vất vưởng, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Khi cúng chúng sinh xong thì gia chủ sẽ vãi gạo, muối ra sân còn vàng mã thì đem đốt.   

Như vậy, cúng rằm tháng 7 là ngày lễ tâm linh với người Việt và mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng mặn để cúng thần linh và gia tiên. Đồng thời có một mâm cúng chay ngoài cửa cho các vong hồn không nơi nương tựa. Tùy theo phong tục từng nơi mà việc chuẩn bị đồ cúng có thể khác nhau. Nhưng quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm và lòng cảm thương với vong hồn người đã khuất. 

bài viết được quan tâm nhất